Wednesday, November 13, 2019

Hoạ sĩ Đào Hải Phong nói lý do không tổ chức triển lãm ở Bảo tàng Mỹ thuật và vì sao phải đợi hai thập kỷ anh mới lại làm triển lãm cá nhân. 

Hoạ sĩ Đào Hải Phong: Tôi thà thuê trung tâm tiệc cưới để treo tranh
 Hoạ sĩ Đào Hải Phong và bức tranh do chính anh vẽ. 

Sau triển lãm cá nhân năm 1999, Đào Hải Phong mới lại có một triển lãm cá nhân riêng tại Hà Nội. 8 năm kể từ lần triển lãm chung với một nhiếp ảnh gia trong khuôn khổ Davines Art Series, anh mới lại trưng bày tranh của mình cho công chúng thưởng lãm. 

Tuy nhiên, đây có lẽ là cuộc triển lãm đặc biệt với Đào Hải Phong, bởi nó không chỉ diễn ra vào sinh nhật thứ 55 của hoạ sĩ mà còn được tổ chức song song với việc ra mắt cuốn sách ảnh công phu. "Lối Phong" (The Path of Phong) vừa là tên sách, vừa là tên cuộc triển lãm cá nhân của Đào Hải Phong sẽ được giới thiệu tại Trung tâm Văn hoá Hàn Quốc tại Hà Nội ngày 19/11 tới và kéo dài đến hết tháng 11. 

25 bức tranh của Đào Hải Phong, vốn là những bức anh ưng ý nhất , tập hợp trong khoảng 10 năm trở lại đây sẽ được trưng bày trong triển lãm. Còn cuốn sách thì nhiều hơn thế, có tới 79 bức được Đào Hải Phong giới thiệu, cũng có thể coi là những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách Đào Hải Phong. Cuộc triển lãm là cái cớ để anh thực hiện cuốn sách thứ 5 trong đời, và có thể nói đây là một trong những cuốn sách đẹp nhất của một hoạ sĩ Việt Nam từng ra mắt bạn đọc. Điều thú vị là cuốn sách ấy cho chính con trai Đào Hải Phong thiết kế và tác giả tự kể câu chuyện về chính mình trong đó. 

Đào Hải Phong chỉ in đúng 600 cuốn sách với giấy được nhập về từ Mỹ và được thiết kế công phu. Hoạ sĩ nói muốn bán sách cho những người yêu sách chứ không phải làm để kiếm tiền, càng không hy vọng thu được tiền từ sách. Chính vì vậy "ai không có giá sách ở nhà tôi cũng khuyến khích không nên mua", anh nói.

Hoạ sĩ Đào Hải Phong: Tôi thà thuê trung tâm tiệc cưới để treo tranh
Hoạ sĩ Đào Hải Phong: Tôi thà thuê trung tâm tiệc cưới để treo tranh

 Lý giải nguyên nhân hai thập kỷ không tổ chức triển lãm tại Việt Nam, Đào Hải Phong cho biết: "Do tôi phải hợp tác với các gallery nước ngoài, cũng vì mưu sinh,  tôi sống hoàn toàn bằng nghề. Thứ hai,  mình đã nhận lời với các gallery thì phải có trách nhiệm với họ, không dàn trải ra những chỗ khác. Thêm nữa, triển lãm ở nước ngoài khác ở Việt Nam: mình với họ cùng chọn tranh và có trách nhiệm để tranh đó có thị trường. Nhận lời mời của TTVH Hàn Quốc nên tôi quyết định làm triển lãm. Tôi thì không thích đi thuê địa điểm để bày tranh mà bày tranh mình ở đâu đó thì phải có lời mời. Đi thuê phải đặt trước cả năm mà tôi lại ngẫu hứng, có khi thích triển lãm thì lại không có chỗ". 

Khi tôi thắc mắc có vẻ anh không thích triển lãm tại bảo tàng, hoạ sĩ Đào Hải Phong thẳng thắn: "Tôi đi nhiều bảo tàng, tên tuổi bảo tàng mình rất đẹp nhưng tôi không thích sự trí trá ở chỗ bày tranh ở bảo tàng nhưng thực chất là thuê chỗ, làm dịch vụ, bất cứ ai cũng có thể thuê được. Tôi không thích mượn danh của bảo tàng để ghi vào tấm giấy mời là triển lãm ở Bảo tàng Mỹ thuật  Việt Nam. Tranh ở trong bảo tàng khác với triển lãm ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Đó là hai câu chuyện khác nhau. Thà tôi thuê ở một trung tâm tiệc cưới cũng không sao".

Hoạ sĩ Đào Hải Phong nói anh tự hào không phải tranh của mình đẹp hơn người khác mà bản thân anh là một con đường, một phong cách, nhìn ra phong cảnh Việt Nam theo suy nghĩ của mình. Chính vì vậy, cuộc triển lãm lần này ở Hà Nội hoàn toàn là ngẫu hứng, tranh được anh chọn triển lãm cũng vậy. "Đó có thể là những bức tranh tôi vẽ từ rất lâu rồi nhưng có kỷ niệm với nó", anh nói.

Hoạ sĩ Đào Hải Phong: Tôi thà thuê trung tâm tiệc cưới để treo tranh
Cuốn sách "Lối Phong" (The Path of Phong) tập hợp 79 bức tranh hoạ sĩ yêu thích nhất. 

Có một nghịch lý là tranh của Đào Hải Phong được chép và nhái ở Việt Nam rất nhiều nhưng đa phần tranh của anh lại được bán cho người nước ngoài. "Treo tranh nhái không khác gì ăn hàng rởm. Trước tôi lầm tưởng người Việt nghèo nhưng hoá ra họ tiêu tiền toát mồ hôi luôn. Có ông chủ gallery của tôi ở nước ngoài thấy người VN sang tiêu tiền họ cũng lắc đầu lè lưỡi. Họ ngạc nhiên là sao có người chi tiền vào những thứ “lãng phí” đối với văn hoá của họ. Khoe mẽ vật chất là cái khoe mẽ xoàng nhất", anh nói. 

Tuy nhiên, khi được hỏi anh đã bao giờ phải từ chối bán tranh cho ai đó? Hoạ sĩ Đào Hải Phong đáp: "Tôi chỉ từ chối bánh tranh khi họ không trả giá xứng đáng. Những người đã tìm đến hội hoạ thì đã thuộc giai tầng khác nên không có giai thoại từ chối vì người mua không hiểu gì về nghệ thuật. Tôi không bao giờ gạ ai xem tranh hay mua tranh của mình cả, vì nếu không thích thì cho họ cũng không lấy". 

Đào Hải Phong tự nhận tranh mình không đắt, dù thời điểm năm 1999 một bức tranh của anh đã được bán với giá 18.000 USD ở nước ngoài. Vậy các hoạ sĩ định giá tranh trên cơ sở nào? "Giá tranh là do thị trường định ra còn hoạ sĩ nào cũng muốn tranh đạt triệu đô. Tranh tôi không thể bán quá cao nhưng không thể bán dưới giá thị trường đặt ra. Đến 1 tuổi nào đó người ta không bán tranh mà bán một phong cách nghệ thuật, cụ thể hơn là bán cái tên của họ", hoạ sĩ nói. 

Bích Hạnh

Triển lãm có một không hai ở Hà Nội khiến ai xem cũng giật mình

Triển lãm có một không hai ở Hà Nội khiến ai xem cũng giật mình

Một chú rùa được ghép bằng những miếng kính in những bức ảnh báo động về môi trường hay một chú Tễu được ghép từ cả hàng ống hút nhựa bỏ đi ở quán cafe xuất hiện ấn tượng ở Phố Sách Hà Nội. 

Nguồn: Sưu Tầm

0 nhận xét:

Post a Comment