Disney rút kênh khỏi Việt Nam và "cuộc chiến" giữa các kênh truyền hình trả tiền ~ Trường Dạy Cắt Tóc

Monday, September 6, 2021

"Cuộc chiến" giữa các kênh truyền hình trả tiền

Hồi tháng 4 năm nay, tập đoàn giải trí và truyền thông đa phương tiện lớn nhất thế giới - Disney đã có động thái được cho là "làm giàu" thêm về mặt nội dung độc quyền của mình. Cụ thể, Disney sẽ chấm dứt 18 kênh truyền hình, bao gồm các kênh về thể thao Fox Sports, kênh dành cho thiếu nhi Disney Channel… tại khu vực Đông Nam Á và Hong Kong (Trung Quốc), trong đó có Việt Nam kể từ ngày 1/10. Như vậy, tới đây, khán giả Việt Nam sẽ không còn được xem các kênh này trên các dịch vụ truyền hình trả tiền nữa. 

Disney rút kênh khỏi Việt Nam và "cuộc chiến" giữa các kênh truyền hình trả tiền - Ảnh 1.

Walt Disney đã mua lại 21st Century Fox. (Ảnh: Disney).

Công ty sẽ đóng cửa 100 kênh truyền hình vào năm 2021 để chuyển sang chiến lược ưu tiên nền tảng kỹ thuật số với Disney+. Năm 2020, công ty đã đóng 30 kênh. Quyết định đóng cửa các kênh sẽ không đồng nhất vì mỗi thị trường khác nhau.

Giám đốc điều hành Walt Disney, Bob Chapek

"Cuộc chiến" giữa các kênh truyền hình trả tiền (THTT) trong nước và các kênh truyền hình internet (OTT) như: Disney, Netflix tại nhiều quốc gia vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. 

Chia sẻ với Dân Việt, ông Lê Đình Cường - Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội THTT Việt Nam cho biết, THTT đã phát triển trong vòng 20 năm trở lại đây, liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, có thời điểm các kênh truyền hình trả tiền phổ cập tới 90% địa bàn trên cả nước. Tuy nhiên, không thể nào "lờ" đi được sự phát triển vũ bão của các kênh truyền hình trên nền tảng OTT. 

Không thể phủ nhận thông qua những kênh truyền hình này, khán giả Việt Nam được tiếp cận với một nguồn nội dung khổng lồ, các sản phẩm điện ảnh, âm nhạc, game show hấp dẫn. Nhưng bước chân vào thị trường Việt Nam, theo ông Cường, các kênh truyền hình OTT lại không xin phép, không cần cấp phép về mặt nội dung. 

"Trong khi các đơn vị trong nước phải tuân thủ nghiêm ngặt thì các đơn vị nước ngoài không những không thực hiện các quy định cần thiết mà còn vi phạm pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước Việt Nam", ông Cường nói.

Cần phải nói rõ rằng, tiềm lực về mặt kinh tế, cơ sở vật chất của các kênh truyền hình OTT như Disney là rất lớn. Nhiều nhà phân tích trên thế giới cho rằng, Disney sẽ sớm "soán ngôi" của Netflix trong một vài năm tới. Trong báo cáo mới nhất của mình, Disney cho biết họ đã kết thúc quý thứ ba với 173,7 triệu người đăng ký nền tảng OTT - chỉ thiếu 35,5 triệu người trong số 209,2 người đăng ký của Netflix. Disney + và Hotstar, dịch vụ phát trực tuyến của Disney tại Ấn Độ, đã có thêm 12,4 triệu người đăng ký mới kể từ quý trước, trong khi đó Netflix chỉ "kiếm thêm" cho mình 1 triệu khách hàng mới.

Truyền hình trả tiền trong nước có thế mạnh riêng

Đó là khẳng định của chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh với Dân Việt. Vị chuyên gia này cho rằng, mặc dù các nền tảng truyền hình OTT như: Netflix, Disney... có tiềm lực rất lớn về mặt kinh tế, nội dung, cơ sở vật chất, tuy nhiên cái mà họ thiếu là tính cục bộ địa phương. Các kênh truyền hình này không thể "hiểu" được khán giả trong nước như các doanh nghiệp THTT đã có mặt và phát triển lâu đời tại Việt Nam. 

Disney rút kênh khỏi Việt Nam và "cuộc chiến" giữa các kênh truyền hình trả tiền - Ảnh 3.

Độ phủ của Netflix tại Việt Nam ngày càng lớn. (Ảnh: Netflix).

"Các doanh nghiệp trong nước cần phải hiểu được thế mạnh của mình. Rõ ràng nội dung của Netflix, Disney... đang thiếu các chương trình gắn bó với địa phương. Việc phát triển về mặt nội dung có tính "đặc sản" là điều kiện vô cùng quan trọng để "giữ chân" khán giả sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước. 

Các chương trình độc quyền phù hợp với bản sắc văn hóa của Việt Nam là điều tôi thấy đang còn thiếu và chưa được chú trọng về mặt nội dung. Cho dù chúng ta không có tiềm lực về mặt kinh tế, nhưng nếu các chương trình được làm một cách cẩn trọng, tỉ mỉ và tôn trọng khán giả, tôi tin là khán giả trong nước sẽ ủng hộ. 

Disney rút kênh khỏi Việt Nam và "cuộc chiến" giữa các kênh truyền hình trả tiền - Ảnh 4.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh. (Ảnh: Dân Việt).

Lấy ví dụ, nhiều youtuber chỉ với kinh phí rất nhỏ so với doanh nghiệp nhưng lượng content họ truyền tải qua các clip dạng Vlog cá nhân là cực lớn, thu hút hàng chục triệu lượt xem khi họ đi về từng địa phương, từng thôn bản, phỏng vấn, quay lại các chia sẻ (dù rất nhỏ) của các nhân vật tại đây. 

Khán giả không quay lưng với các nội dung trong nước, nhưng rõ ràng cần phải thể hiện nội dung một cách cẩn thận, tránh hời hợt", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận định.

Như vậy, các kênh THTT trong nước hoàn toàn có thể tìm được chỗ đứng riêng nếu biết cách khai thác điểm mạnh của mình. Bên cạnh đó, ông Thịnh cũng khẳng định rằng, nhà nước cần tạo ra những hành lang pháp lý để các đơn vị truyền hình xuyên quốc gia phải "nhập gia tùy tục". "Netflix, Disney... khi bước chân vào thị trường Việt Nam, họ buộc phải tuân theo các luật định tại Việt Nam. Vấn đề là các cơ quan quản lý phải không được "làm ngơ", có luật định rõ ràng để quản lý họ cả về mặt thuế và nội dung, sao cho phù hợp với Việt Nam", vị chuyên gia này nhấn mạnh.

0 nhận xét:

Post a Comment