Tuesday, December 14, 2021

Triển lãm "Lời thề quyết tử" là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 75 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến. Triển lãm giới thiệu hơn 200 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu; gồm 3 nội dung chính: Phần 1 – Vận nước "Ngàn cân treo sợi tóc"; Phần 2 – Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh; Phần 3 – Niềm tin quyết thắng.

 “Lời thề quyết tử”: Tái hiện tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Ảnh 1.

Không gian trưng bày tại triển lãm "Lời thề quyết tử". Ảnh: BTLSQS.

Phần 1 - Vận nước "Ngàn cân treo sợi tóc" tập trung tái hiện bối cảnh lịch sử khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (02/9/1945) đứng trước tình thế vô cùng khó khăn bởi thù trong giặc ngoài. Trong nước, nền kinh tế kiệt quệ, ngân khố trống rỗng, nạn đói hoành hành, hơn 90% dân số mù chữ. 

Bên ngoài, lấy danh nghĩa quân đồng minh vào giải giáp vũ khí quân Nhật, 20 vạn quân Tưởng và các lực lượng phản động ồ ạt vào miền Bắc âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng; hơn 2 vạn quân Anh vào miền Nam; các thành phố, thị xã lớn vẫn còn 6 vạn quân Nhật với nguyên vũ khí. Quân Pháp nhân cơ hội quân đồng minh kéo vào âm mưu chiếm lại nước ta.

 “Lời thề quyết tử”: Tái hiện tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Ảnh 2.
 “Lời thề quyết tử”: Tái hiện tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Ảnh 3.
 “Lời thề quyết tử”: Tái hiện tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Ảnh 4.

Các hình ảnh và hiện vật trưng bày ở phần 1 tập trung tái hiện lại bối cảnh lịch sử khi Cách mạng Tháng Tám thành công. Ảnh: BTLSQG.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu thi hành nhiều chính sách để xây dựng củng cố chính quyền cách mạng, diệt "giặc đói", diệt "giặc dốt". Đối với các thế lực ngoại xâm, bằng sách lược khôn khéo chúng ta đã hòa hoãn, nhân nhượng với quân Pháp để loại quân Tưởng Giới Thạch và các tổ chức phản động tay sai ở miền Bắc, quân Anh ở miền Nam và tàn dư phát xít Nhật ra khỏi đất nước, tranh thủ thời gian, xây dựng lực lượng kháng chiến.

Triển lãm "Lời thề quyết tử" tái hiện một tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"

Phần 2 – Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh đưa người xem trở về với giai đoạn lịch sử khi thực dân Pháp bội ước không thực hiện hiệp định sơ bộ ký ngày 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Ở miền Nam chúng lập ra "Hội đồng tư vấn Nam kỳ", "Chính phủ "Nam kỳ tự trị". Ở miền Bắc, tháng 11/1946 quân Pháp tiến công Hải Phòng, Lạng Sơn. Tại Hà Nội, quân Pháp khiêu khích, gây hấn, thảm sát nhân dân ở phố Hàng Bún, Yên Ninh, gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu.

 “Lời thề quyết tử”: Tái hiện tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Ảnh 5.
 “Lời thề quyết tử”: Tái hiện tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Ảnh 6.
 “Lời thề quyết tử”: Tái hiện tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Ảnh 7.
 “Lời thề quyết tử”: Tái hiện tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Ảnh 8.

Các hiện vật và hình ảnh trưng bày trong những ngày Toàn quốc kháng chiến. Ảnh: BTLSQG.

Trước tình thế khẩn cấp, Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động kháng chiến toàn quốc, giao Bộ Quốc phòng-Tổng chỉ huy phát lệnh cho các chiến trường trong cả nước đồng loạt nổ súng vào 20 giờ ngày 19/12/1946. Thủ đô Hà Nội nổ súng mở đầu toàn quốc kháng chiến.

Quân dân Hà Nội chiến đấu anh dũng với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" đã giam chân địch trong thành phố suốt 60 ngày đêm, tiêu hao, diệt nhiều sinh lực địch, đập tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp, bảo vệ an toàn cho Trung ương Đảng, Chính phủ, tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị mọi mặt bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.

Phần 3 – Niềm tin quyết thắng là những hình ảnh và hiện vật gắn liền với việc toàn quân và toàn dân phát huy tinh thần toàn quốc kháng chiến, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng đã nhất tề đứng lên trường kỳ kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. 

 “Lời thề quyết tử”: Tái hiện tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Ảnh 9.
 “Lời thề quyết tử”: Tái hiện tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Ảnh 10.
 “Lời thề quyết tử”: Tái hiện tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Ảnh 11.
 “Lời thề quyết tử”: Tái hiện tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Ảnh 12.

Phần 3 của triển lãm gắn liền với các hoạt động bảo vệ và xây dựng tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. Ảnh: BTLSQG.

Quân đội nhân dân với ý chí quyết chiến, quyết thắng liên tiếp giành thắng lợi trong những trận đánh, chiến dịch tiêu biểu trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, kháng chiến chống Mỹ cứu nước; nhiều tập thể, cá nhân là những tấm gương tiểu biểu cho tinh thần quyết tử để Tổ quốc quyết sinh.

Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam phát huy phẩm chất cao đẹp "Bộ đội Cụ Hồ", với tinh thần và ý chí quyết tâm, quyết thắng, chung sức, đồng lòng, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Một số hiện vật tiểu biểu được giới thiệu trong triển lãm như: Chỉ thị kháng chiến - Của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 20/12/1946; Huy hiệu "Trung đoàn Thủ đô" - Chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô đeo trong Lễ thành lập "Đội quyết tử" tại rạp hát Chuông Vàng, Hà Nội, 07/01/1947; Bom ba càng - Trung đoàn Thủ đô dùng chiến đấu ở Liên khu I, Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, 12/1946

Hoành phi, câu đối Nhân dân Hà Nội mang ra đường phố xây dựng chiến lũy, 12/1946, Cờ "Quyết tử quân" - Ban Chỉ huy Liên khu I tặng đội "Quyết tử quân" Trung đoàn Thủ đô; Lời thề "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" - Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Quảng Ngãi đăng ký quyết tâm đánh thắng trận đầu, 1972.

 “Lời thề quyết tử”: Tái hiện tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Ảnh 13.

Cờ “Quyết tử quân” - Ban Chỉ huy Liên khu I tặng đội “Quyết tử quân” Trung đoàn Thủ đô. Ảnh: BTLSQG.

 “Lời thề quyết tử”: Tái hiện tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Ảnh 14.

Từ trái qua phải: Huy hiệu Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tổng bộ Việt Minh tặng chiến sĩ Hứa Bá Lộc về thành tích xây dựng cơ sở và chiến đấu dũng cảm trong trận xóm Ruộng, 1946; Huy hiệu Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tổng bộ Việt Minh tặng chiến sĩ Nguyễn Văn Sa về thành tích xây dựng cơ sở và chiến đấu, 1946. Ảnh: BTLSQG.

 “Lời thề quyết tử”: Tái hiện tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Ảnh 15.

Huy hiệu "Trung đoàn Thủ đô"; Địa bàn - Pháo đài Láng dùng trong trận chiến đấu đầu tiên ở Hà Nội, đêm 19/12/1946.

 “Lời thề quyết tử”: Tái hiện tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Ảnh 16.

Súng Bazôca - Quân giới Việt Nam sản xuất, bội đội sử dụng bắn chìm tàu địch trong chiến dịch Việt Bắc, 1947. Ảnh: BTLSQG.

 “Lời thề quyết tử”: Tái hiện tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Ảnh 17.
 “Lời thề quyết tử”: Tái hiện tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Ảnh 18.
 “Lời thề quyết tử”: Tái hiện tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” - Ảnh 19.

Các dụng cụ được dùng trong sinh hoạt và chiến đấu những năm toàn quốc kháng chiến.

Triển lãm "Lời thề quyết tử" là hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng; khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực tự cường; tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thông tin về các hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu giới thiệu tại triển lãm sẽ được cập nhật thường xuyên trên Trang tin điện tử Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (https://baotanglichsuquansu.vn/) để cán bộ, chiến sĩ và nhân dân không có điều kiện tham quan có thể tìm hiểu.

Triển lãm mở cửa đón khách tham quan từ ngày 15/12/2021 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, số 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội.

Chuyên mục thực hiện theo Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về Dân tộc - tôn giáo năm 2021

0 nhận xét:

Post a Comment