Trong chương trình, chang trai đồng tính tên T kể về cuộc tình cách đây 8 năm khi bị người thứ 3 chen chân vào. Hai tháng sau chia tay, anh mới biết sự tồn tại của người thứ 3 cũng chính là bạn của anh.
T thuộc cộng đồng LGBT, quen người yêu anh qua sự giới thiệu của bạn. Năm T 25 tuổi, bạn trai anh khi đó công tác tại Đồng Nai. Hai người yêu xa và đều đặn mỗi tuần, người yêu sẽ từ Đồng Nai lên TP. HCM thăm T.
Ban đầu, T hoài nghi cuộc tình sẽ không thành nhưng cách người yêu đối xử tốt, chân thành, mang đến T sự tin tưởng.
"Bằng những việc rất nhỏ, anh thể hiện được đó là sự quan tâm, yêu thương thật lòng. Mỗi tuần, tôi tranh thủ cuối tuần đến cơ quan anh ấy chơi, những kỳ nghỉ phép dài, cả hai dành thời gian cho nhau. Tôi đặt niềm tin hoàn toàn nhưng có lẽ khooảng cách là điều kiện thuận lợi cho ngoại tình nảy sinh", T kể.
Một ngày, T bất ngờ nhận được tin nhắn chia tay vào lúc 2 giờ sáng. T liên tục gọi điện, nhắn tin nhưng anh ấy tránh mặt.
"Tôi gọi điện, nhắn tin vài lần nhưng chỉ nhận sự im lặng. Sau 2 tuần, tôi giấu mình trong nhà. Sau đó, tôi tự đứng dậy, tiếp tục đi làm, không còn liên lạc với anh đến thời điểm hiện tại", T kể.
Sau hai tuần trấn tĩnh, T biết được rằng người thứ 3 cũng là một người bạn cùng chơi chung. Hai người bắt đầu lén lút khi T với bạn trai yêu nhau tròn 1 tháng. Vừa mất người yêu, vừa mất bạn, T đau khổ và những mối tình sau của T đều không sâu đậm suốt 8 năm qua.
T cảm thấy những người mới không ai đối xử tốt với T như người yêu cũ. T đến với chương trình vì muốn chia sẻ, giải thoát những suy nghĩ đè nặng trong lòng. Đặc biệt, T vẫn chưa thể chia sẻ với gia đình bản thân là người đồng tính vì anh là con một.
Sau những lời tâm sự, Hải Yến khẳng định nếu người yêu cũ tốt sẽ không "bắt cá hai tay" và để lại một cú sốc trong lòng T suốt 8 năm.
Tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ: "Tôi hiểu nỗi đau, sự thất vọng, cảm giác mất mát của bạn nhưng bạn hãy dịch chuyển góc nhìn. Người ấy quyết định đến với người mới vì có thể họ có cùng mục tiêu nghề nghiệp, tính cách và người ấy vẫn chưa thể come out.
Tuy nhiên, điều đáng trách là người ấy không "chơi đẹp", ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc nhưng hãy kết thúc với người này trước đi đến với người khác. Ngày xưa anh ấy tốt với bạn vì bạn cũng đối xử tốt với anh ấy.
Hiện tại, bạn hời hợt với người đến sau nên họ sẽ thận trọng, gói sự ân cần lại. Cuộc tình nào cũng cần có sự công bằng. Bạn cứ tiếp tục nhớ người yêu cũ nhưng đừng đặt quá nhiều cảm xúc vào, sự chữa lành thực sự không phải là cố gắng quên đi mà nhớ trong tâm thái an tĩnh".
Sau những phút trải lòng, T vẫn chưa sẵn sàng bật đèn bước ra khỏi căn phòng bí mật, đối diện với tiến sĩ Tô Nhi A và MC - ca sĩ Hải Yến Idol. "Tôi vẫn chưa come out với gia đình, bởi vì tôi là con một, bố mẹ luôn hối thúc chuyện lập gia đình nhưng tôi luôn che giấu bản thân", anh tâm sự.
Tiến sĩ Tô Nhi A cũng giải thích định nghĩa của come out: "Come out là một quá trình phải làm từng bước một: từ tốn, thận trọng và đặt bản thân vào vị trí của phụ huynh. Come out không chỉ là tuyên ngôn xu hướng tính dục mà hãy trả nó về đúng nghĩa chính là bước ra, bộc lộ bản thân với bên ngoài, sống đúng con người của mình.
Với gia đình, chúng ta phải bộc lộ năng lực, sự tự lập, tài chính, hiếu đạo, nguyên tắc yêu đương lành mạnh, tình dục an toàn, sống văn minh… Những giá trị đó vượt lên trên giới tính. Bạn đã gần 35 tuổi, đã đủ quyền sống cuộc đời của mình".
Bị người yêu đồng giới cắt đứt liên lạc vì sự xuất hiện của người thứ 3. Clip: NSX.
Điều giúp các bạn LGBT vững vàng đó chính là sự tự lập, sống tử tế, để người xung quanh không có lý do gì thêu dệt về lối sống cá nhân của mình.
Cô cũng khuyên T hãy bỏ qua quá khứ mà bắt đầu một cuộc tình mới lành mạnh, chọn đối tác thiện chí, tử tế để vun đắp cuộc sống, giữ được mối quan hệ bền chặt, trung thực với chính mình.
0 nhận xét:
Post a Comment