Monday, January 31, 2022

Khi cái tuổi mười chín sắp qua đi, đôi mươi cận kề đến, tôi chọn rời xa quê nhà để lên phố thị xa hoa lập nghiệp. Sài Gòn là điểm đến và dừng chân, nơi bao dung tất cả những phận đời mà không hề tính giá. 

Chỉ tiếc rằng dịch bệnh Covid -19 bùng phát lại tính trước hết bao khó khăn và thách thức. Những lần thành phố đóng cửa giãn cách, trong nhận thức và suy nghĩ được mất, tôi vẫn cố kiên trì bám víu lại nơi đây. Phút chốc không hay một lời báo trước tháng mười hai âm lịch đã đếm ngược kết thúc từng ngày.

Trong một tối nỗi nhớ nhà ập đến, nằm trằn trọc, vắt tay lên trán mà nghĩ suy, nhận cuộc gọi từ cha: "Bây ở trong đó có sao không? Tết này cỡ ngày mấy bây về!". Chút tiền mẹ chạy vạy, bán lợn gửi vội vào cho tôi xoay sở vì lo dịch giã thiếu thốn. Nước mắt không nghe lời, cứ thế mà tự nhiên rơi. 

Trong vô thức, tôi gói gém mọi thứ rồi đặt vé xe về quê trong đêm. Vẫn nhớ lúc trả tiền trọ, cô chủ cứ thế mà xua tay: "Để tiền đó mà về quê, lúc nào vào lại đây thì trả cô cũng được". Rồi không quên dúi vào tay tôi hai ổ bánh mì với đòn chả "Đi đường xa lên xe ăn cho đỡ đói", "Về nhà ăn tết vui vẻ nghen con". Nghe ấm áp mà thân thương đến lạ cùng!...

Chín giờ tối, trên chuyến xe vội vàng lăn bánh, tôi ăn chút bánh mì rồi nhắm mắt thiếp đi một chút. Trong cơn mơ say giấc, ký ức Tết quê nhà năm nào bỗng ghé qua, bán một mảnh hoài niệm với mệnh giá chỉ 0 đồng...

Có một nơi thân thuộc lấy rạng đông làm báo thức dẫn dắt ngày tháng năm qua, khi tiếng gà cất vang giọng gáy gọi bình minh lên, sớm mai hé nắng bên nồi cơm thở mùi khói rạ cay mờ mắt, thả chút hơi sương rắt rịn bờ vai, trĩu đôi quang gánh ngót nghét thúng chuối, thúng cau trên bước chân mòn gót mẹ chạy cho kịp bữa chợ cuối năm.

Tết về nhanh trên những bát nhang cha vội thay cát, rút chân hương ngày hai tám hai chín. Khi mà vụ mùa vừa dứt, cha tất bật thu dọn cuốc cày, kéo bóng trâu lững thững dẫm nắng hoàng hôn về trên con đê còn in dấu sình bùn. 

Chiều tà kết thúc, đêm đêm con đập sau nhà nghe văng vẳng bên tai tiếng máy nổ tát nước đỗ xuồng. Trong tiết trời cuối tháng mười hai ảm đảm mang theo cơn gió bấc rũ rượi lùa về liếm láp sâu vào da thịt. Mảnh đất Cố Đô tĩnh lặng, chậm rãi và nhịp nhàng đón xuân sang bằng một vài cơn mưa phùn lất phất đủ tắm táp cho những nụ hoa còn e ấp thu mình.

Quê nghèo tuy không dư giả vật chất nhưng dư thừa tình làng nghĩa xóm. Còn gì bằng đòn bánh chưng, bánh tét, mớ rau đắng mới hái sau vườn hay vài ba con cá rô đồng câu được gửi cho. Tết cũng nhờ đó mà vui vầy, chất đầy k niệm bên bầy heo nái ụt ịt đợi xuất chuồng, bên gian bếp có miếng ngói bể che đậy bởi mảng rêu phong cũ mèm, bên vách tường loang l xi mang trét lại qua những trận bão ghé thăm, bên chiếc chạn bát còn giăng mắc vài mạng nhện nghe rõ mồn một mối ăn mòn lẫn tiếng chổi rành mẹ quét sột soạt trên nền đất và trong những đốm than hồng tí tách đỏ lửa dậy mùi rượu gạo ủ ấm cả một đời trẻ thơ...

Bài dự thi "Ký ức Tết trong tôi": Nhớ mùi rượu gạo ấm tình Tết quê (đăng 6h30 mùng 1 Tết) - Ảnh 1.

Gian bếp cũ chất đầy kỉ niệm. (Ảnh sưu tầm).

Một năm buồn thất thu mùa vụ. Nụ cười mẹ cha cũng cuốn trôi theo cơn lũ. Niềm an ủi nhỏ nhoi với vài ba đồng bạc được chắt chiu từ những gì còn sót lại. Bao gạo nếp cái hoa vàng người ta chê chẳng mua lấy được cất giữ bị lũ chuột kéo bầy rình mò mấy bữa, cha vác từ kho ra để nấu rượu. Thanh âm quen thuộc vỗ về những phiền muộn trong từng nhịp đong đếm, sàn gạo kỹ càng qua đôi tay có phần chai sần, thô ráp do nắng mưa mẹ chịu.

Bài dự thi "Ký ức Tết trong tôi": Nhớ mùi rượu gạo ấm tình Tết quê (đăng 6h30 mùng 1 Tết) - Ảnh 2.

Gạo nếp cái hoa vàng để nấu rượu (Ảnh sưu tầm).

Cha tiến hành cắt một tấm vải màn độ mỏng vừa đủ phủ lên nồi hấp gạo nếp. Giữa màn sương khuya dần rớt rụng, lim dim mắt, tôi ngồi canh lửa, nghịch đống tro cháy rụi, lâu lâu dặm thêm ít củi kẻo lửa tàn. Đợi gạo nếp hấp đến khi có độ trong thì mẹ sẽ đổ vào thau nước muối pha loãng đã chuẩn bị sẵn trước đó để tầm mươi phút. 

Tôi thắc mắc thì cha bảo đó là bí quyết nấu rượu ngon, mặn mòi và thấm thía. Gạo nếp sau khi chín qua lần hấp thứ hai thì được dàn đều trên mẹt tre để nguội. Mẹ dùng men giã mịn trải lên mặt trộn thật đều tay, sau cùng thì cho vào từng hũ, dùng thanh tre nén chặt, đậy nắp kín rồi cất ở góc bếp.

Bài dự thi "Ký ức Tết trong tôi": Nhớ mùi rượu gạo ấm tình Tết quê (đăng 6h30 mùng 1 Tết) - Ảnh 3.

Gạo nếp chín sau quá trình hấp (Ảnh sưu tầm).

Qua nhiều công đoạn nấu rồi ủ ba bốn ngày sau những hũ rượu gạo nếp thơm lừng thành phẩm. Trước kia cha mẹ tôi thường sẽ thức đêm dậy hôm chuẩn bị nấu rượu số lượng nhiều, bỏ mối cho người ta. Mãi sau này khi sức khỏe chẳng chịu đồng hành theo ngày tháng dông dài, không kham nổi nữa nên chỉ đành nấu đủ để dành khi Tết đến biếu tặng người này người kia, cũng là để không quên cái nghề gắn bó nuôi con một thời.

Bài dự thi "Ký ức Tết trong tôi": Nhớ mùi rượu gạo ấm tình Tết quê (đăng 6h30 mùng 1 Tết) - Ảnh 4.

Rượu gạo nếp thành phẩm. (Ảnh sưu tầm).

Trong cái Tết dân quê bình dị, ấm cúng mùng một mùng hai, bà con họ hàng đến chúc Tết, cha sẽ ngồi tiếp khách bằng những chén rượu nếp ủ thơm men len lỏi vào sống mũi. Dư vị đung đưa thấm đượm mùi tình ngọt xớt, nồng say day dứt làm mềm bờ môi khô nứt nẻ, xua giá lạnh bấc tràn. Hậu vị đăng đắng đậm đà còn đọng lại trong yết hầu ai mỗi sớm mai ngái ngủ. Cái cảm giác mà mãi sau này khi lớn lên tôi mới được cho nhấp môi để thử. 

Ngồi tỉ tê nhâm nhi trong chút men say là cái tình quê còn tỉnh, nồng ấm và da diết. Ăn miếng mứt gừng cay cay nơi đầu lưỡi, buôn chuyện đời mong một năm tươi mới. Vị đời nhiều khi chua chát, ấy thế mà vị nhà thì lại khác, ngọt ngào và đậm sâu nhen nhói trong huyết quản chẳng dễ nơi đâu tìm thấy. 

Không xa hoa đắt đỏ như rượu tây ngoại nhập, rượu gạo nếp mang một thứ hồn quê riêng biệt, quý giá, làm giàu thêm tình nghĩa với nhau, làm nguôi ngoai trước những sóng gió lao đao của cuộc đời. Mỗi năm qua đi men rượu ngày Tết nằm lại trên gác bếp kia là thứ tôi luôn đợi để trở về mở vị như sự mong chờ mở những bao lì xì đỏ hồi nhỏ...

Nói đoạn, trở mình thức giấc, chuyến xe đã đỗ bến sau một chặng đường dài. Mảnh đất Huế trầm tư và sâu lắng, vẹn nguyên như ngày tôi rời đi, có chút khác biệt phải chăng chỉ là cơn mưa chiều phớt lờ qua bầu trời vừa mới ngã nắng. Tìm cho mình một chỗ trú. Giữa dòng người chen chúc, nhìn thấy bóng dáng cha với chiếc áo mưa xanh màu lính trên chiếc xe cup 50 quen thuộc đang vẫy tay gọi tôi. Suốt bao nhiêu năm mỗi khi tôi đi xa trở về cha đến đón, vẫn là câu nói đó: "Lên xe đi con! Nghe tin bây về mẹ bây mần sẵn con gà rồi đó!".

Trùm áo mưa rồi nép vào vai cha. Mái tóc kia dường như thời gian không bỏ sót đã ng sang hai màu. Phải chăng đời nhiều khi bạc bẽo, nhưng không cho phép cha có nhiều thời gian để giận hờn. Từng giờ từng phút thấm thoát thoi đưa thu lại những bẽn lẽn của tuổi mới lớn xếp gọn ghẽ để thế chỗ cho nhiều đổi thay.

Có lẽ tôi đã rẽ lối rất nhiều hành trình và đôi lúc lạc ở những điểm đắng cay mặn ngọt khác nhau nhưng hành trình đi đúng và đẹp nhất luôn mang tên trở về nhà đón Tết. Nơi khoảng cách cung đường dường như thu hẹp lại trong lòng và rút ngắn trên từng dặm bước chân. Nơi vang vọng nhịp ru hời con trẻ. Thắp lên ngọn lửa bập bùng, thấp thoáng bóng mẹ cha lủi thủi bên nồi rượu gạo nếp thấm đẫm mùi ký ức lưng lửng vào tim gan, tri giác. Nơi có thể bỏ bớt gánh nặng cơm áo gạo tiền để cõng trên vai một cái Tết đầm ấm, êm đềm bên gia đình, người thân.

Chạng vạng tối, xa xa những vựa hoa cúc bắt nhịp chong đèn nhanh, kéo Tết về. Thiết nghĩ miếng cơm manh áo cuộc đời khâu đi vá lại nhiều lần, thật may Tết năm nay bên hơi ấm của mẹ cha, khi men rượu gạo đong đầy đọng lại, tay gối đầu tôi vẫn được say giấc nồng trọn vẹn, thiết tha!

Cuộc thi "Ký ức Tết trong tôi" của báo điện tử Dân Việtmở ra với mong muốn nhận được những bài viết (thể loại báo chí phản ánh, ghi chép, bút ký, tản mạn chưa đăng tải trên báo chí - BTC) chia sẻ những suy tư, cảm xúc, những câu chuyện có thật của bạn đọc về những ngày Tết trong quá khứ, những hình ảnh, cảm xúc theo năm tháng vẫn còn in đậm trong tâm trí mỗi người. Để từ đó, chúng ta trân trọng và nâng niu hơn những khoảnh khắc mà ta đang sống.

Các bài dự thi viết bằng tiếng Việt, chưa từng đăng trên ấn phẩm báo chí nào. Các bài viết gửi về tòa soạn báo điện tử Dân Việt theo địa chỉ email vhxh.ntnn@gmail.com trong thời gian 10 ngày, từ ngày 29/1 (tức 27 Tết) tới hết ngày 7/2 (tức mồng 7 Tết Nguyên đán Nhâm Dần), điện thoại liên hệ: 0979270846. Các bài viết có độ dài tối thiểu 600 chữ, tối đa 1.500 chữ, kèm theo ít nhất 2 - 3 ảnh thực tế phản ánh trong bài viết, có chú thích rõ ràng.

Các bài dự thi gửi về tòa soạn phải ghi rõ tiêu đề "Bài dự thi "Ký ức Tết trong tôi" của báo Dân Việt", trong đó ghi rõ họ tên, tuổi, số CMT hoặc CCCD, địa chỉ (rõ ràng để có thể liên hệ), số điện thoại và tài khoản ngân hàng. Trong trường hợp tác phẩm được đăng tải, Tòa soạn có thể gửi nhuận bút cho các tác giả ở xa thuận lợi nhất.

Ban Tổ chức sẽ lựa chọn những bài viết chất lượng nhất để đăng tải trên báo điện tử Dân Việt, sau đó tiến hành chấm giải với những bài được đăng và làm lễ trao giải sau Tết. Các bài đoạt giải sẽ được công bố trên báo điện tử Dân Việt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0 nhận xét:

Post a Comment